Ô tô bay có thể hoạt động ở những nơi chưa có đường giao thông .
Mắt điện tử khôi phục thị giác cho người mù và nhiều phát minh khác ra đời trong năm 2009 đã góp phần thay đổi cuộc sống.
1. Mắt điện tử
Một phát minh của các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giúp người mù định hướng và nhận dạng được những người có mặt trong phòng. Nhờ vậy, họ có thể chủ động mọi sinh hoạt và giao tiếp một cách tự tin.

Nhờ mắt điện tử, người mù có thể chủ động mọi sinh hoạt và giao tiếp một cách tự tin. Mắt điện tử thực chất là một chip bọc titan được cấy vào nhãn cầu của bệnh nhân. Người bệnh sẽ đeo thêm một cặp kính có gắn một camera tí hon để thu nhận và chuyển hình ảnh về chip. Tại đây, xung điện do chip tạo ra sẽ kích thích thần kinh thị giác chuyển hình ảnh về não.
2. Trực thăng nhanh nhất thế giới phá vỡ giới hạn tốc độ
Phát minh của các kỹ sư hãng Sikorsky (Mỹ): trực thăng X2 với 2 hệ thống cánh quạt nâng đồng trục nhưng quay ngược chiều nhau và một cánh quạt đẩy ở đuôi máy bay.

X2 có thể đạt đến vận tốc hơn 460km/h , thậm chí 560km/h trong tương lai . Hai hệ thống cánh quạt giúp cân bằng lực nâng , nhờ vậy , X2 có thể đạt đến vận tốc hơn 460km/h , thậm chí 560km/h trong tương lai.
3. Tấm lợp năng lượng Mặt Trời phát điện
Công ty hóa chất Dow (Mỹ) đã tích hợp loại pin quang điện giá thành thấp CIGS vào các tấm lợp thông thường.

Vẻ đẹp và kiến trúc của ngôi nhà vẫn được giữ nguyên, nhưng mỗi năm
giảm được 40 - 80% tiền điện.
Như vậy, người sử dụng có thể tự lắp đặt hệ thống pin Mặt Trời một cách đơn giản như lợp mái truyền thống, không tốn thêm chi phí, không cần mời chuyên gia. Vẻ đẹp và kiến trúc của ngôi nhà vẫn được giữ nguyên, nhưng mỗi năm giảm được 40 - 80% tiền điện.
Hơn nữa, tấm lợp năng lượng Mặt Trời rẻ hơn dàn pin Mặt Trời thông thường 10 - 15% và rẻ hơn các sản phẩm tích hợp cùng loại khoảng 40%.
4. Khớp gối nilon 20 đô la cho bệnh nhân nghèo
Khớp gối JaipurKnee bằng vật liệu nilon có chứa dầu, tự bôi trơn, hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của hàng chục nghìn người cần thay khớp gối ở các nước đang phát triển.

Thiết kế của loại khớp gối này khá đơn giản và chỉ cần gia công trong vài giờ. Với sáng chế này của sinh viên ĐH Stanford, họ chỉ mất 20 đô la là có thể đi lại bình thường ngay cả trên những địa hình không bằng phẳng. Thiết kế của loại khớp gối này khá đơn giản và chỉ cần gia công trong vài giờ. Hiện đã có 300 bệnh nhân Ấn Ðộ được lắp khớp gối JaipurKnee.
[ Còn tiếp ]